Bài viết

Sơn nước là gì? Các kiến thức tổng quan về sơn nước

Khi bạn muốn làm mới hay trang trí nhà bằng sơn nước, bạn muốn chính tay mình thực hiện hay cho dù thuê người thi công thì ít nhất bạn phải hiểu rõ được những thành phần cơ bản, cấu tạo, vai trò của sơn nước để có thể thực hiện và xử lý tốt nhất các vấn đề trong quá trình tiến hành thi công.

Sơn nước là gì?

Sơn nước là một loại vật liệu được tạo ra để phủ lên bề mặt diện rộng sau khi khô sẽ hình thành lớp màng rắn, tạo sự bảo vệ và đem lại tính thẩm mỹ. Hiện nay trên thị trường có hàng trăm hãng sơn lớn nhỏ khác nhau, trong đó sơn HaloMax là một thương hiệu sơn chất lượng cao mới được ra mắt trên thị trường nhưng cũng đã được nhiều người lựa chọn tin dùng.

Sơn nước là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng, với những tính chất lý hóa quan trọng giúp bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau nhằm bảo vệ vật liệu tránh hư hỏng và kéo dài tuổi thọ vật liệu theo thời gian. Chính vì thế sơn nước được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích:

– Trang trí.

– Bảo vệ.

– Các chức năng khác như chống nóng, chống thấm, chống rỉ…

Sơn nước là gì? Các kiến thức tổng quan về sơn nước

Những thành phần cơ bản 

Thành phần cơ bản bao gồm:

  • Nhựa nhũ
  • Bộn độn
  • Bột tạo màu
  • Phụ gia
  • Dung môi

Nhựa nhũ (Resin): Chất nhựa là xương sườn của sơn, dùng để tạo thành màng sơn, liên kết bột màu, tạo độ bền, độ bóng, độ nhớt và độ bám dính cho sản phẩm.

Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như: Titan, bột đá, cao lanh, silic, …etc.

Bột tạo màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…

Màu gồm hai loại: Vô cơ và Hữu cơ.

Màu vô cơ (màu tự nhiên): Tông màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.

Màu hữu cơ (màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.

Phụ gia: Là các loại nguyên liệu được thêm vào với số lượng nhỏ để cung cấp hoặc tăng cường các đặc tính cụ thể nhất định cho sản phẩm như: tăng độ bền sản phẩm, tạo láng mặt, gia tăng độ chảy, tăng độ phân tán, làm nhanh khô và chất xúc tác, chất dẻo hóa,…

Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn, ảnh hưởng đến độ hòa tan và bay hơi của sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng. Dung môi thường sử dụng trong sản xuất sơn là nước.

Quy trình sản xuất sơn nước

Quy trình sản xuất sơn nước thường được tiến hành thông qua các giai đoạn sau:

  • PREMIX: Là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều, giúp quá trình nghiền đạt kết quả tốt.
  • NGHIỀN: Là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm.
  • LETDOWN: Là quá trình pha loãng , hoàn thiện sản phẩm.
  • LỌC: Là quá trình loại bỏ tạp chất.

Sơn nước là gì? Các kiến thức tổng quan về sơn nước

Các yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng sơn phủ ?

  • Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn).
  • Sự lựa chọn sản phẩm.
  • Quá trình tiến hành sơn.
  • Chất lượng của sản phẩm.
  • Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối với tuổi thọ của lớp sơn phủ.

Tại sao phải xử lý bề mặt?

Xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất lượng màng sơn, tuổi thọ sơn, giá thành đầu tư…) sẽ càng tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn nước như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại, cũng phải bắt đầu bằng việc chuẩn bị bề mặt. Các giai đoạn trong quá trình xử lý bề mặt:

  • Loại bỏ tạp chất trên bề mặt: lớp gỉ sét, sơn cũ, bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc,…
  • Sửa chữa các khiếm khuyết bề mặt: trám trét các lỗ, sửa các vết nứt, tạo bề mặt bằng phẳng..
  • Lau sạch, và để khô theo thời gian quy định.

Bảo quản

Thời gian lưu trữ của sơn nước phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và thời hạn bảo quản. Thời gian lưu trữ và sử dụng của sơn thường được ghi đầy đủ trên vỏ thùng. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn để đảm bảo được chất lượng sơn tốt nhất trong quá trình sử dụng.

Cách bảo quản như sau: Để thùng sơn nước thẳng đứng, nắp thùng phải đậy kín. Cất giữ nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về sơn nước. Sơn HaloMax hi vọng sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm sơn và những đặc tính của sơn. Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Đừng quên theo dõi trang https://halomax.vn/ để nhận được những thông tin bổ ích về sơn nhé!